Định kỳ đi khám nội tiết tố nữ sẽ giúp phái đẹp nắm rõ được tình trạng sức khỏe từ đó đưa ra các biện pháp khắc phục kịp thời để bảo vệ sức khỏe. Vậy khám nội tiết tố nữ ở đâu uy tín và đảm bảo nhất đang là vấn đề được rất nhiều chị em phụ nữ quan tâm hiện nay. Tất cả sẽ được giải đáp qua bài viết dưới đây.
Vì sao phụ nữ nên khám nội tiết tố nữ?
Nhắc đến nội tiết tố nữ chắc hẳn hầu hết chúng ta đều biết rằng đây là những hormone đóng vai trò vô cùng quan trọng giúp điều hòa tất cả hoạt động sống của cơ thể, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, sinh lý và sắc đẹp.
Trước khi tìm hiểu nên đi khám nội tiết tố nữ ở đâu thì phụ nữ nên nắm được tầm quan trọng của nội tiết tố nữ cũng như khi cơ thể bị rối loạn nội tiết tố nữ có thể gây ra những ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe như sau:
- Nóng bừng, đổ mồ hôi đêm
- Rối loạn chu kỳ kinh nguyệt
- Suy giảm ham muốn tình dục
- Cơ thể mệt mỏi
- Khô âm đạo, khó chịu khi tiểu gấp
- Thay đổi tâm trạng thất thường hay bị cáu gắt
- Cơ thể mệt mỏi, hay bị mất ngủ, khó ngủ thường xuyên.
Nếu những triệu chứng này xảy ra thường xuyên sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống. Vì vậy, khi phái đẹp đi khám định kỳ nội tiết tố nữ sẽ giúp kiểm tra được toàn bộ chức năng hoạt động của buồng trứng để từ đó có biện pháp bảo vệ sức khỏe kịp thời, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe và gây ra những nguy hiểm về sau.

Khám nội tiết tố nữ cần làm những gì?
Nhằm giúp chẩn đoán chính xác mức độ nội tiết tố nữ trong cơ thể, các bác sĩ sẽ thực hiện các quy trình sau:
Bước 1: Khám lâm sàng
Bác sĩ sẽ tiến hành hỏi thăm tình trạng sức khỏe người bệnh về các vấn đề như tiền sử gia đình, số lần mang thai, chu kỳ kinh nguyệt, độ tuổi,…đồng thời kiểm tra cân nặng, nhịp tim, huyết áp, thể trạng.
Bước 2: Thực hiện xét nghiệm các chỉ số nội tiết tố nữ
Ngoài kiểm tra lâm sàng, để đưa ra kết quả chính xác nhất, thông thường các bác sĩ sẽ có thể thực hiện thêm một số xét nghiệm sau:
Xét nghiệm hormone Estrogen (estradiol)
Estrogen có 3 dạng hoạt động, trong đó estradiol là hormone có hoạt lực mạnh nhất có vai trò ức chế sản xuất FSH (hormone kích thích nang trứng) và kích thích sản xuất LH (hormone tạo hoàng thể). Khi cơ thể tiết ra hormone Estradiol quá cao thì có nguy cơ xuất hiện các bất thường trên cơ thể phụ nữ như kinh nguyệt rối loạn, thay đổi tâm trạng,…
Xét nghiệm Progesterone
Là hormone được sản xuất từ các cơ quan như nhau thai, buồng trứng,…có vai trò kích thích phát triển niêm mạc tử cung, tuyến vú. Do đó, khi thực hiện xét nghiệm nội tiết tố nữ Progesterone sẽ đánh giá được mức độ hoạt động của cơ quan buồng trứng.
Thông thường nồng độ hormone progesterone sẽ tăng cao khi phụ nữ mang thai, còn nếu tình trạng này xảy ra ở cả những phụ nữ bình thường thì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo cho bạn biết có nguy cơ gặp phải vấn đề về sức khỏe.

Xét nghiệm LH
Hormone LH trong cơ thể phái đẹp có vai trò kích thích các nang trứng sản xuất estradiol, tăng cường bài tiết estrogen và điều khiển quá trình rụng trứng. Vì vậy, thực hiện xét nghiệm LH cũng sẽ hỗ trợ giúp đánh giá khả năng sinh sản của phụ nữ.
Hormone testosterone
Trong cơ thể phụ nữ vẫn sẽ tồn tại 1 lượng nhỏ hormone testosterone có vai trò phát triển hệ cơ, tăng cường ham muốn tình dục,…nếu nồng độ hormone testosterone quá cao trong cơ thể, có thể cảnh báo cho bạn biết đang có nguy cơ bị buồng trứng đa nang hoặc một số vấn đề u khác.
Kiểm tra hormone FSH
Được tiết ra từ thùy trước của tuyến yên có tác dụng kích thích noãn bào phát triển đồng thời tiết ra hormone estrogen. Nếu nồng độ FSH trong cơ thể tăng cao dễ mắc một số bệnh lý về sinh dục như hội chứng buồng trứng đa nang, vô kinh nguyên phát, suy giảm buồng trứng,…
Xét nghiệm AMH
Hormone AMH được tạo ra từ các mô sinh sản của nữ. Thông thường buồng trứng của phụ nữ có thể tạo ra hàng ngàn quả trứng trong độ tuổi sinh sản. Số lượng sẽ giảm đi khi phụ nữ có tuổi. Chính vì vậy, xét nghiệm hormone AMH thường được sử dụng để đánh giá khả năng sinh sản và mang thai của phụ nữ.
Kiểm tra hormone Prolactin
Đây là một hormone đóng vai trò quan trọng trong quá trình tiết sữa sau khi sinh, vì vậy thực hiện xét nghiệm hormone prolactin sẽ đánh giá được khả năng phát triển của trứng và quá trình rụng trứng. Khi cơ thể có nồng độ prolactin tăng cao sẽ ảnh hưởng đến quá trình rụng trứng cũng như khả năng sinh con của phụ nữ.

Nên khám nội tiết tố nữ ở đâu? 3 địa chỉ uy tín hàng đầu hiện nay
Đang gặp phải biểu hiện của thiếu hụt nội tiết tố nữ, lo lắng chưa biết nên khám nội tiết tố nữ ở đâu cho đảm bảo. Dưới đây là 3 địa chỉ uy tín hàng đầu hiện nay.
Bệnh viện nội tiết Trung Ương
Đây là một trong những đơn vị bệnh viện của cả nước luôn được nhắc tới là nơi khám chữa bệnh uy tín với đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, chuyên môn cao cùng với trang thiết bị y tế hiện đại.
Nhờ vậy, bệnh viện nội tiết Trung Uơng từ lâu đã trở thành nơi khám nội tiết được rất nhiều bệnh nhân tin tưởng. Đang không biết khám nội tiết tố nữ ở đâu đảm bảo uy tín thì đây có lẽ 1 một địa chỉ uy tín không nên bỏ qua.
Bệnh viện Từ Dũ – TP Hồ Chí Minh
Để có được kết quả chính xác, người bệnh nên thực hiện xét nghiệm nội tiết tố nữ tại các bệnh viện uy tín với trang thiết bị hiện đại sử dụng công nghệ cao với đội ngũ bác sĩ tận tình giàu kinh nghiệm. Chưa biết nên đi khám nội tiết tố nữ ở đâu thì phụ nữ có thể đến ngay bệnh viện Từ Dũ thành phố Hồ Chí Minh là một nơi khám bệnh được nhiều người đánh giá cao.
Bệnh viện phụ sản Hà Nội
Bên cạnh đội ngũ bác sĩ dày dặn kinh nghiệm trong lĩnh vực phụ khoa, cùng với trang thiết bị ý tế hiện đại, tân tiến nhất. Bệnh viện phụ sản Hà Nội cũng là một trong những đơn vị đi đầu trong việc thăm, khám nội tiết tốt tố nữ.
Nếu bạn đang băn khoăn nên đi khám nội tiết tố nữ ở đâu thì bệnh viện phụ sản Hà Nội sẽ là địa chỉ uy tín phái đẹp có thể lựa chọn để kiểm tra và thực hiện xét nghiệm nội tiết.

Với những thông tin hữu ích trong bài viết trên hy vọng giúp quý độc giả giải đáp được thắc mắc nên khám nội tiết tố nữ ở đâu uy tín và đảm bảo nhất. Để được các dược sĩ chuyên môn hỗ trợ tư vấn chi tiết hơn, vui lòng liên hệ tổng đài 18009229 (MIỄN CƯỚC GỌI) hoặc zalo/viber của hotline 0973732486.
Trương Trang
*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.