Mãn kinh là thời điểm đánh dấu sự suy giảm của cơ quan buồng trứng, ngừng sản xuất các hormone nội tiết tố nữ nhất là hormone estrogen, ảnh hưởng đến sức khỏe, gây ra nhiều triệu chứng khó chịu trên cơ thể. Do đó, xác định được phụ nữ mãn kinh ở tuổi nào sẽ giúp phái đẹp biết cách chăm sóc sức khỏe tự tin trải qua quá trình này.
Phụ nữ mãn kinh ở tuổi nào?
Mãn kinh là quá trình tự nhiên của cơ thể, đã là phụ nữ thì hầu hết tất cả mọi người đều sẽ phải trải qua thời kỳ này. Với mong muốn giải đáp chính xác thắc mắc câu hỏi phụ nữ mãn kinh ở tuổi nào thì nhiều nghiên cứu khoa học đã được thực hiện và chỉ ra rằng tại Việt Nam phụ nữ sẽ trải qua thời kỳ mãn kinh tự nhiên rơi vào độ tuổi khoảng từ 40 đến 58 tuổi.
Theo thống kê, độ tuổi mãn kinh ở phụ nữ trung bình thường là 49 đến 50 tuổi. Tùy thuộc vào thể chất, sức khỏe, môi trường sống làm việc của mỗi người, mà độ tuổi mãn kinh của phụ nữ có thể sẽ không giống nhau.
Đặc biệt với nhịp sống công nghệ hiện đại của thời kỳ 4.0, cùng với thực trạng môi trường sống ngày càng ô nhiễm, thực phẩm bẩn gia tăng khiến cho một số phụ nữ từ độ tuổi 30 đến 40 hiện nay có nguy cơ gặp phải những triệu chứng mãn kinh.

Thời kỳ mãn kinh của phụ nữ kéo dài bao lâu?
Thời kỳ mãn kinh chính thức xảy ra khi phụ nữ không có kinh nguyệt trong 12 tháng liên tiếp. Mãn kinh xảy ra là quy luật tự nhiên của quá trình lão hóa, nhưng cũng có thể xảy ra khi buồng trứng tạo ra ít hormone hơn do thực hiện điều trị bệnh ung thư như phẫu thuật, xạ trị, hóa trị…
Chính vì vậy, giai đoạn mãn kinh ngắn hay kéo dài sẽ phụ thuộc vào nội tiết tố nữ và thể chất cơ thể của mỗi người. Theo thống kê thời kỳ mãn kinh của phụ nữ có thể xảy ra trong vòng vài năm lên đến chục năm.
Ảnh hưởng của thời kỳ mãn kinh đến sức khỏe phụ nữ
Estrogen là một hormone nội tiết tố nữ quan trọng do buồng trứng tạo ra. Khi cơ thể tạo ra ít hormone nội tiết tố nữ có thể sẽ xuất hiện những dấu hiệu của thời kỳ mãn kinh. Các dấu hiệu này có thể khác nhau ở mỗi người và thông thường khi đến độ tuổi mãn kinh phụ nữ sẽ hay gặp phải những triệu chứng sau:
- Thay đổi chu kỳ kinh nguyệt: Chu kỳ kinh nguyệt khó dự đoán hơn, khoảng cách giữa các chu kỳ kinh nguyệt có thể ngắn hơn hoặc dài hơn.
- Thấy ran người hoặc ửng đỏ mặt, cảm giác nóng bừng, kèm theo triệu chứng đổ mồ hôi.
- Rối loạn giấc ngủ: Khó ngủ và mất ngủ.
- Gặp phải vấn đề về xương khớp như loãng xương, yếu xương,…
- Thay đổi tâm trạng: hay cáu gắt, khó chịu, tâm trạng thất thường, khó kiểm soát, dẫn đến tăng nguy cơ trầm cảm, lo lắng xảy ra.
- Khô âm đạo, giảm ham muốn tình dục, đau khi giao hợp.
- Da khô, xuất hiện nếp nhăn.
- Tóc xơ, khô dễ gãy rụng, xuất hiện tóc bạc sớm.
- Tăng cân, khó kiểm soát cân nặng, rối loạn phân bố mỡ, mỡ phân bố tập trung chủ yếu ở bụng.
- Khả năng tập trung kém trong công việc.
- Gặp phải các vấn đề về đường tiết niệu như bị nhiễm trùng đường tiết niệu, mất trương lực mô dẫn đến hay gặp phải tình trạng tiểu không tự chủ.
- Hay gặp phải tình trạng chóng mặt, đau đầu.
- Xuất hiện những triệu chứng về đường tiêu hóa như đầy hơi, đau bụng, tiêu chảy, táo bón,…

Bí quyết bảo vệ sức khỏe cho phụ nữ đến tuổi mãn kinh
Muốn nâng cao sức khỏe cho phụ nữ tuổi mãn kinh, đồng thời giảm bớt những triệu chứng khó chịu xảy trong thời kỳ này, phái đẹp có thể áp dụng ngay một số biện pháp tự nhiên sau:
Giữ tâm trạng thoải mái
Tâm trạng thất thường trong thời kỳ mãn kinh, khiến phụ nữ có nguy cơ cao bị căng thẳng, dễ bị trầm cảm, sức khỏe thể chất kém hơn. Vì vậy, để giúp hạn chế mất kiểm soát, giữ tâm trạng thoải mái, bạn có thể áp dụng một số bí quyết sau:
Tập thể dục nhịp điệu: Theo một nghiên cứu khoa học, dành 50 phút tập luyện aerobic bốn lần một tuần sẽ giúp giảm bớt một số triệu chứng mãn kinh, bao gồm đổ mồ hôi ban đêm, khó chịu và thay đổi tâm trạng. Bên cạnh đó, tập thể dục và hoạt động thể chất sẽ giúp giải phóng endorphin và các hóa chất giúp cơ thể cảm thấy tinh thần tốt hơn.
Tránh stress bằng cách tập yoga, thiền, xoa bóp, đi bộ yên tĩnh trong tự nhiên có thể giúp cải thiện tâm trạng, giảm căng thẳng và lo lắng.
Ngủ đủ giấc mỗi đêm từ 7 đến 8 giờ cho phép cơ thể chữa lành và sửa chữa các chức năng miễn dịch. Vì vậy, muốn có giấc ngủ ngon bạn có thể hình thành thói quen như tắt các thiết bị điện tử, đảm bảo nhiệt độ phòng của bạn mát mẻ và loại bỏ ánh sáng xung quanh có thể giúp bạn ngủ ngon giấc hơn.
Kiểm tra sức khỏe định kỳ
Cứ khoảng 6 tháng bạn nên đi thăm khám sức khỏe định kỳ một lần để phát hiện ra sớm những bất thường về vấn đề sức khỏe, để từ đó có những biện pháp cải thiện sức khỏe kịp thời.
Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng
Ăn nhiều thực phẩm lành mạnh: Bổ sung thức ăn có lợi cho sức khỏe như trái cây, rau xanh, thịt nạc, ít chất béo…giàu axit béo omega-3, folate, cùng nhiều dưỡng chất thiết yếu không những giúp duy trì sức khỏe mà còn có thể giúp cải thiện tâm trạng.
Sử dụng viên uống điều hòa nội tiết tố nữ: Như chúng ta đã biết, suy giảm lượng hormone nội tiết tố nữ Estrogen trong thời kỳ mãn kinh là nguyên nhân hàng đầu gây ra các triệu chứng khó chịu xuất hiện trên cơ thể phụ nữ.
Do đó, bên cạnh việc thiết lập chế độ ăn uống lành mạnh thì sử dụng thêm viên uống Estinfo giúp hỗ trợ tăng cường nội tiết tố nữ sẽ giúp bảo vệ sức khỏe phụ nữ mãn kinh hiệu quả.
Cô Ngọc (48 tuổi, Hà Nội) chia sẻ: “Từ lúc bước sang tuổi 45, cơ thể của tôi mệt mỏi mỏi nhiều hơn, sau đó lại còn xuất hiện thêm cả triệu chứng bốc hỏa, mất ngủ, khiến sức khỏe sa sút. May mắn mà từ ngày biết đến sản phẩm Estinfo tôi không còn bị mất ngủ nữa, cơn bốc hỏa cũng giảm dần, cơ thể khoắn lên hẳn. Tôi rất vui.”

Với những thông tin bổ ích trong bài viết trên hy vọng giúp quý độc giả nắm chắc được phụ nữ mãn kinh ở tuổi nào từ đó lựa chọn được biện pháp chăm sóc phù hợp và hiệu quả nhất. Để được dược sĩ tư vấn chi tiết hơn vui lòng gọi vào số 18009229(MIỄN CƯỚC PHÍ) hoặc zalo/viber của hotline 0973732486.
Trương Trang
Thực phẩm này không phải là thuốc không thay thế thuốc chữa bệnh.